BÁO CÁO KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH SỐNG NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ VIỆT NAM

BÁO CÁO KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH SỐNG NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ VIỆT NAM

Một thế hệ người tiêu dùng trẻ trung hơn đã và đang thu hút sự chú ý của các marketer. Đây là cơ hội để thương hiệu có thể đi trước trong việc tìm hiểu những điều giới trẻ đang làm và điều gì đang truyền cảm hứng cho họ. Như vậy, những sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng nào có thể gây chú ý và giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với thế hệ trẻ ngày nay? Báo cáo khảo sát nghiên cứu phong các sống của người tiêu dùng trẻ Việt Nam dưới đây sẽ chỉ ra những xu hướng của giới trẻ trong việc ăn uống, mua sắm, thời trang, giải trí và du lịch.

1. Thói quen và hành vi ăn uống của người tiêu dùng trẻ Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, ẩm thực đường phố vẫn là lựa chọn chính của mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, một số loại hình quán ăn khác đang trở thành xu hướng mới trong thế hệ trẻ, trong đó có: trà sữa, đồ ăn vặt, dịch vụ giao đồ ăn, các thương hiệu cafe nội địa, quán cafe đẹp và phù hợp với việc check-in Instagram, quán cafe đặc sản (Speciality Coffee), câu lạc bộ bia thủ công.

Với tầng lớp trẻ từ 15 – 19 tuổi, đồ ăn vặt, thực phẩm đường phố và trà sữa được ưa chuộng hàng đầu:

Với các ngày trong tuần, trong buổi sáng, đồ ăn vặt (32%), thực phẩm đường phố (30%) và Speciality Coffee (25%) được lựa chọn nhiều nhất.

Dịch vụ giao đồ ăn tận nơi được sử dụng đặc biệt nhiều vào buổi trưa (36%), có lẽ là để tiết kiệm thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi. Trà sữa được sử dụng nhiều nhất vào buổi trưa và buổi tối, trong khi các nhà hàng đường phố được ghé thăm nhiều nhất vào buổi chiều.

Vào các ngày cuối tuần, khoảng thời gian sôi động nhất cho việc ăn uống là buổi tối. Các dịch vụ ăn uống chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong ngày cuối tuần là: quán cafe để chụp ảnh Instagram (34%), quán cafe đặc sản và các nhà hàng bia thủ công (27%). 

Với những người trẻ là sinh viên hoặc mới đi làm 20 – 24 tuổi, họ thường sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nơi và uống trà sữa cả trong tuần và cuối tuần. Cuộc sống về đêm của họ cũng được thỏa mãn bởi sự đa dạng của các nhà hàng đường phố.

Đồ ăn vặt chiếm ưu thế vào buổi sáng (36%) và buổi chiều (51%). 58% sử dụng dịch vụ giao đồ ăn vào buổi trưa, và 64% ghé thăm các cửa hàng ven đường vào buổi tối.

So với tầng lớp 15-19 tuổi, tầng lớp 20-24 tuổi có xu hướng sử dụng gần như tất cả các dịch vụ và loại hình ăn uống nhiều hơn. Việc ăn uống vào buổi tối của họ vào các ngày trong tuần cũng nhiều hơn, đặc biệt là các tối cuối tuần. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các nhà hàng đường phố mở cửa vào buổi tối.

Với tầng lớp 25 – 30 tuổi, họ vẫn là người tiêu dùng chính cho đồ ăn vặt và dịch vụ giao hàng. Bên cạnh đó, họ ưa chuộng việc khám phá các quán cà phê địa phương (36%) và các quán cafe chụp ảnh Instagram đẹp hơn (45%). Việc ăn uống buổi tối của họ cũng khá sôi động, nhưng thấp hơn nhiều so với giới trẻ 20-24 tuổi.

2. Thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng trẻ Việt Nam

Sự gia tăng đột biến của thương mại điện tử và thương mại trên mạng xã hội cho thấy khách hàng trẻ Việt Nam đang ngày càng coi trọng sự tiện lợi.

52% người từ 15 – 19 tuổi, 70% người từ 20-24 tuổi và 83% người từ 25-30 tuổi sử dụng thương mại điện tử.

Các trang web thương mại điện tử như Tiki, Lazada,… cho phép những người trẻ tuổi bận rộn có thể mua bất cứ điều gì họ muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đây cũng là một nơi để họ có thể tham khảo đánh giá của người dùng khác trước khi mua hàng. Độ penetration của E-commerce là 68%.

Bên cạnh thương mại điện tử, thương mại trên mạng xã hội cũng rất được ưa chuộng. Trên mạng xã hội, họ có thể nhắn tin trực tiếp cho người bán để đặt hàng, hoặc chỉ đơn giản là comment dưới bài post và sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.

Một số địa điểm và phương thức mua sắm phổ biến khác của giới trẻ là:

Cửa hàng tiện lợi 24h – 74%. Sản phẩm đa dạng, độ phủ cao và sự tiện lợi khiến các cửa hàng tiện lợi 24/24 trở thành địa điểm được giới trẻ ghé thăm thường xuyên, giúp họ tiết kiệm thời gian trong cuộc sống bận rộn;

Các cửa hàng bán lẻ giá rẻ – 43%. Những cửa hàng như Miniso, Daiso, Mumuso, Minigood, Usupso,… là những nơi bán đồ giá rẻ nổi tiếng dành cho người trẻ, giúp họ tìm được món đồ mong muốn với giá cả phải chăng;

Chợ trời (Flea market) – 38%. Đây là nơi giới trẻ có thể tìm kiếm những món đồ thủ công hoặc quần áo từ các thương hiệu nhỏ, thương hiệu địa phương chỉ trong một khu chợ;

Dịch vụ hàng xách tay – 26%. Dịch vụ xách tay giúp khách hàng mua các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

3. Phong cách thời trang của người tiêu dùng trẻ Việt Nam

Các phong cách thời trang phổ biến của giới trẻ Việt:

Phong cách tối giản

Phong cách Hàn Quốc

Thời trang đường phố cao cấp

Thời trang thiết kế nội địa

Quần áo vải lanh

Phong cách vintage/retro

Thời trang xanh.

Nam giới ưa chuộng phong cách tối giản, phong cách Hàn Quốc và thời trang đường phố cao cấp nhất. Nữ giới ưa chuộng phong cách tối giản, phong cách Hàn Quốc và quần áo làm từ vải lanh nhất.

4. Thói quen và hành vi giải trí của người tiêu dùng trẻ Việt Nam

Top 8 hình thức giải trí của người trẻ là:

Sử dụng các thiết bị điện tử – 76%

Xem phim chủ đề siêu anh hùng – 59%

Lướt Facebook/ Instagram – 46%

Xem phim và nghe nhạc Hàn Quốc – 38%

Nghe nhạc sống – 35%

Tham gia các show và festival ca nhạc – 16%

Sử dụng các ứng dụng hẹn hò – 15%

Ghé thăm các triển lãm và trung tâm nghệ thuật – 8%.

Phần lớn khách hàng của các hoạt động liên quan đến âm nhạc là những người trẻ dưới 20 tuổi. Tầng lớp từ 20-24 tuổi chiếm ưu thế trong việc tiêu thụ các sản phẩm giải trí đến từ Hàn Quốc, và những người từ 25-30 tuổi đóng một phần lớn trong phân khúc phim siêu anh hùng và các triển lãm nghệ thuật.

5. Thói quen và hành vi du lịch của người tiêu dùng trẻ Việt Nam

60% giới trẻ thích sử dụng các dịch vụ homestay và Airbnb để tiết kiệm chi phí

49% đi phượt bằng xe máy

13% tham gia các tour du lịch thám hiểm như Sơn Đòong, Hang Én,…

9% sử dụng các dịch vụ detox/ yoga/ tour thiền trong các chuyến du lịch cải thiện sức khỏe.

Download dữ liệu về