Các bạn trẻ khi đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm thường khá rụt rè khi trao đổi công việc với cấp trên. Chúng ta có xu hướng khẩn trương và bối rối không biết trình bày như thế nào. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự đánh giá của cấp trên về năng lực thật sự của bạn
1. THIẾT LẬP NHỮNG BUỔI GẶP 1:1 ĐỂ TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP
Những cuộc gặp này sẽ cho bạn cơ hội để trao đổi với cấp trên về những chủ đề như công việc hiện tại, những ý tưởng mới, hay thậm chí là những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Đừng chỉ lặng lẽ làm việc và xem nhẹ việc trao đổi với cấp trên, vì đôi khi sếp sẽ không thể biết được bạn đã và đang làm được những gì khi họ khá bận với những trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, thông qua buổi nói chuyện, sếp cũng sẽ có thêm cơ hội đánh giá về năng lực và hiểu thêm mong muốn của bạn.
2. NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐỂ CÓ THỂ TRẢ LỜI SÂU Ở 3 CẤP ĐỘ
Hãy nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ những điều cần trao đổi với sếp trước khi cuộc họp diễn ra. Đối với bất kỳ vấn đề nào, bạn nên chuẩn bị để có thể trả lời thêm 3 mức câu hỏi từ cấp trên.
Hãy thử tưởng tượng nếu người khác đưa ra những đề nghị này thì bạn sẽ hỏi lại những gì. Đó là tất cả các câu hỏi bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời khi vào buổi họp để chứng tỏ cho sếp thấy bạn đã nghiên cứu sâu.
3. THIẾT KẾ NỘI DUNG TRÌNH BÀY NGẮN GỌN, RÕ RÀNG, VÀ TRỰC TIẾP
Khi trao đổi, bạn nên chuẩn bị các trang trình bày tóm tắt ý tưởng. Mục tiêu của từng slide là để người đọc có thể đọc trong vòng 5 giây và hiểu ngay thông điệp chính mà bạn đang truyền tải. Sếp sẽ không có đủ thời gian để nghe toàn ßbộ phân tích, họ chỉ muốn biết tổng quan công việc là gì. Vai trò của bạn là xem xét hết tất cả thông tin, nghiên cứu và lọc ra những yếu tố quan trọng rồi phân tích và trình bày với họ.
Download dữ liệu về