CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI GẶP VẤN ĐỀ TRONG CÔNG VIỆC

CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI GẶP VẤN ĐỀ TRONG CÔNG VIỆC

Đứng trước những vấn đề bất ngờ xảy đến như: làm sai ý khách hàng, dự án gặp rủi ro ngoài ý muốn, làm phật lòng sếp, xích mích với đồng nghiệp,… đa số những người trẻ trong cộng đồng Agency chúng ta sẽ rất dễ “hoảng” và loay hoay không biết nên làm thế nào. MIR hiểu được điều này và muốn chia sẻ với các bạn kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua vài bước cơ bản sau với hi vọng các bạn sẽ chọn được những hướng giải quyết đúng đắn nhất cho vấn đề của mình. Các bạn follow nhé!

1. Bình tĩnh

Việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm khi có vấn đề xảy ra là giữ bình tĩnh. Hãy đảm bảo rằng bạn có "một chiếc đầu lạnh và một trái tim ấm" ngay lúc này để không làm cho vấn đề trầm trọng hơn.

Hãy cố gắng hít thở sâu và tìm mọi cách giúp bản thân mình trở nên bình tĩnh nhất có thể. Vì chỉ có khi bạn thật sự bình tĩnh thì mới có thể nhìn ra vấn đề và giải quyết nó.

2. Xác định vấn đề

Cần xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề mấu chốt của mọi việc hay không, bằng cách đặt ra các câu hỏi nhằm xác định vấn đề và tự trả lời chúng.

Các câu hỏi đơn giản sơ bộ mà bạn có thể tự đặt ra là:

- Nguyên nhân dẫn đến vấn đề là gì?

- Tại sao mình lại gặp phải vấn đề này?

- Vấn đề này có dễ dàng giải quyết không?

- Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này như thế nào?

3. Nhìn nhận vấn đề qua nhiều khía cạnh

Việc chậm lại và xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và biết được mình đúng ở điểm nào, mắc lỗi ở điểm nào, từ đó có thể dễ dàng tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Một vấn đề xảy ra sẽ có nhiều hơn 1 tác động, do đó trước tiên là bình tĩnh và suy nghĩ từ góc nhìn của bản thân, sau đó hãy lần lượt đặt mình vào vị trí của những tác nhân còn lại và đánh giá xem đâu mới là góc nhìn đúng đắn nhất về sự việc.

Đừng vội quy chụp sai phạm hay lỗi lầm cho bất cứ ai nếu chưa thật sự đặt mình vào vị trí của họ trong thời điểm sự việc xảy ra.

4. Phân tích vấn đề

Tương tự như bước xác định vấn đề nhưng ở bước này sẽ đi sâu hơn để tìm ra được chính xác những yếu tố liên quan đến vấn đề.

Việc “tìm không đúng bệnh” chỉ trị được triệu chứng, chứ không trị được bệnh. Cần xác định được vấn đề bằng cách phân tích các yếu tố sau:

- Nguồn gốc thật sự của vấn đề;

- Mức độ nghiêm trọng của vấn đề;

- Những cá nhân có liên quan trực tiếp đến vấn đề;...

5. Đề ra hướng giải quyết và các giải pháp

Việc tìm ra hướng giải quyết đúng đắn giống như kim chỉ nam giúp chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất.

Hãy tự đặt ra nhiều nhất có thể những phương hướng để giải quyết vấn đề cùng với các giải pháp cụ thể đi kèm. Sau đó lọc ra 1 hướng đi tốt nhất cùng với các giải pháp tốt nhất.

6. Lựa chọn giải pháp phù hợp

Tương tự như brainstorm, sau khi đề xuất vô vàn ý tưởng, chỉ duy nhất một ý tưởng có thể đáp ứng đúng và đủ nhất những yêu cầu ban đầu đề ra, thì khi giải quyết vấn đề cũng vậy.

Sau khi đã có list những giải pháp tốt nhất thì hãy chọn ra một giải pháp tối ưu nhất đáp ứng được ba yêu cầu:

- Xử lý được sự cố hiện tại ngay lập tức;

- Giải quyết vấn đề triệt để và lâu dài;

- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

 

Và sau cùng, MIR chúc các bạn sẽ không phải áp dụng các bước trên đây quá thường xuyên. From MIR with love.

Download dữ liệu về